BÍ KÍP NẤU ĂN VỚI RƯỢU – CHÌA KHÓA CHO VỊ NGON TRỌN VẸN

Rượu – không còn xa lạ với con người Việt Nam khi xuất hiện hầu như ở mọi dịp lễ, tết, trên bàn ăn của các buổi tụ họp, sum vầy. Được biết đến như một phong tục tập quán của người Việt. Song, ít ai biết rằng ngoài việc đóng vai trò như là lời bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên và thắt chặt tình cảm trên bàn ăn thì rượu còn là một trong những “gia vị” đặc biệt cho các món ngon xưa và nay.

Sử dụng rượu trong nấu ăn: Truyền thống có từ lâu đời

Không ít người sẽ thấy lạ lẫm khi nghe đến việc sử dụng rượu trong nấu ăn. Tuy nhiên, từ xa xưa ông bà ta đã dùng rượu trong việc sơ chế, chế biến các món hằng ngày như cá, thịt…. Và đến nay, khi ẩm thực ngày càng đa dạng và yêu cầu cao cả về hương vị lẫn phương pháp thì rượu lại được biết đến như một “làn gió mới” cho nhiều căn bếp.

Tuy nhiên không phải loại rượu nào cũng có thể được sử dụng trong gian bếp và cho mọi món ăn. Muốn món ăn được thơm ngon, hấp dẫn thì phải lựa chọn đúng loại rượu tương ứng với món ăn mà mình chế biến. Và muốn dùng đúng thì trước hết chúng ta cần hiểu rõ những công dụng tuyệt vời mà rượu mang lại đã nhé.

Công dụng của rượu trong nấu ăn: Nhỏ mà có võ

Rượu dùng để sơ chế nguyên liệu

Để có được một món ăn ngon, bên cạnh phương pháp nấu, nêm nếm gia vị… thì điều đầu tiên không thể bỏ qua chính là sơ chế nguyên liệu. Nguyên liệu phải được làm sạch, hết mùi…thì mới có thể tạo ra món ăn ngon. Đặc biệt với các nguyên liệu có đặc trưng đặc biệt như mùi tanh của hải sản (cá, tôm, mực, ghẹ, ốc…), mùi lông của thịt gia cầm (gà, vịt…)…Và nếu chỉ rửa qua với nước thì dù có rửa qua nhiều lần thì nguyên liệu nấu ăn vẫn sẽ còn mùi đặc trưng của nó.

Rượu sơ chế giúp hết mùi của các nguyên liệu nấu nướng quen thuộc

Và phương pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này chính là sử dụng rượu để sơ chế nguyên liệu. Khi sử dụng nguyên liệu là thịt, cụ thể như hải sản, thịt gia cầm, thịt gia súc sẽ không tránh khỏi mùi tanh, mùi hôi đặc trưng của động vật. Bạn chỉ cần sử dụng một ít rượu rửa hoặc ngâm qua nguyên liệu từ 1 – 2 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Với các hợp chất có trong rượu cùng tính kháng khuẩn nhẹ, rượu sẽ giúp các nguyên liệu nấu ăn hết mùi, loại bỏ các vi khuẩn, tạp chất. Điều này sẽ giúp nguyên liệu nấu ăn của bạn sạch hơn, thơm ngon hơn. Đặc biệt các nguyên liệu từ thịt động vật có rất nhiều vi khuẩn mà nước thường không thể loại bỏ nên dùng rượu để sơ chế sẽ giúp món ăn của bạn vừa thơm ngon vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Rượu là gia vị đặc biệt khi chế biến món ăn

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc sơ chế nguyên liệu, rượu còn là một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Với mỗi món ăn, rượu sẽ có một hương vị và công dụng khác nhau, cụ thể như:

  • Món hấp và luộc: Các món hấp và luộc như gà luộc, hải sản hấp…là các món ăn quen thuộc của mỗi gia đình. Khi chế biến các món này, bạn chỉ cần cho một ít rượu không chỉ giúp khử mùi mà axit và enzym tự nhiên trong rượu sẽ phá vỡ các protein và mô liên kết trong thịt, giúp thịt nhanh mềm hơn.

  • Món hầm: Đặc biệt là các món hầm kèm các vị thuốc bắc để bồi bổ cho cơ thể như gà hầm sâm, chân giò hầm thuốc bắc,…Khi cho thêm rượu vào không chỉ giúp mềm thịt mà còn bổ trợ cho các vị thuốc, giúp làm ấm cơ thể.

Rượu là gia vị quen thuộc trong nhiều món hấp, luộc, hầm

  • Món nướng: Một trong những cái khó của món nướng đó là gia vị khó thấm đều và lớp da ngoài (với các món thịt) khó giòn, dễ cháy. Khi chế biến món nướng như gà nướng, heo nướng, vịt nướng, hải sản nướng…bạn chỉ cần tẩm ướp kèm theo một chút rượu. Rượu có khả năng hòa tan các chất béo và dầu, giúp các gia vị và hương liệu thấm đều vào thực phẩm. Điều này giúp gia vị được phân bố đồng đều làm cho món nướng đậm đà hơn. Ngoài ra, rượu bay hơi nhanh khi gặp nhiệt độ cao, giúp tạo ra một lớp vỏ ngoài giòn cho các món nướng. Điều này hữu ích khi nướng gà, vịt hoặc các loại thịt có da. 

  • Nước chấm: Rượu được dùng pha chung cùng một số loại nước chấm đặc trưng để chấm đồ sống, hải sản nướng…giúp mang lại hương vị cay nhẹ hòa quyện cùng các gia vị khác giúp tạo nên một chén nước chấm đặc biệt, thơm ngon

 

Rượu bảo quản món ăn được lâu hơn

Trong rượu có chứa Cồn (Ethanol), với hàm lượng cao trong rượu có thể giảm sự phát triển của vi khuẩn, nấm và vi sinh vật khác trong thực phẩm. Sự hiện diện của cồn có thể làm giảm độ ẩm và tạo môi trường không thích hợp cho sự sống còn của vi khuẩn. Ngoài ra trong rượu còn có chứa một lượng nhỏ axit như axit axetic (axit giấm) gây khó chịu đối với vi khuẩn và vi sinh vật, từ đó giúp bảo quản thực phẩm. Với các thực phẩm tươi sống như hải sản hay các loại thịt, khi thời gian chờ để quá lâu thì bạn nên rửa sơ qua hoặc ngâm với rượu sẽ giúp thực phẩm tươi lâu hơn. Các món ăn có thêm gia vị, thành phần là rượu cũng sẽ có thời gian bảo quản được lâu dài hơn.

Lựa chọn rượu sao cho đúng?

Chọn đúng loại rượu phù hợp

Ngày nay có rất nhiều loại rượu có thể dùng được trong nấu ăn. Tuy nhiên, với những món ăn của người Việt và trong căn bếp của người Việt thì rượu trắng truyền thống hầu như được sử dụng nhiều nhất. Rượu trắng là loại rượu truyền thống lâu đời của người Việt, là quá trình lên men từ các loại ngũ cốc quen thuộc như gạo nếp, gạo lứt, gạo tẻ, mầm thóc, hạt dẻ…Tùy vào từng vùng miền sẽ sử dụng nguyên liệu đặc trưng, tuy nhiên phổ biến vẫn là nếp và gạo vì nó mang lại cho chén rượu hương thơm, độ ngọt, béo nhất định.

Sử dụng rượu trắng bởi rượu có mùi thơm truyền thống của gạo, của nếp lại có hương vị cay nhẹ, dễ dùng trong nhiều món ăn, nhiều nguyên liệu. Khi chưa biết dùng rượu nào cho phù hợp với món ăn của mình thì rượu trắng truyền thống luôn là lựa chọn hàng đầu.

Dòng rượu trắng truyền thống Cửu Long nhà Somo Farm với nguyên liệu là gạo và men rượu truyền thống Cửu Long, được chọn lọc kỹ lưỡng, sản xuất và đóng gói trong quy trình khép kín, đảm bảo chất lượng vượt trội vừa có thể nhâm nhi trên bàn nhậu, vừa dùng để ngâm các loại thảo dược đồng thời là cánh tay phải đắc lực giúp món ăn thêm thơm ngon, trọn vị.

Ngoài ra, Farm cũng cho ra đời các dòng rượu kết hợp thảo mộc như Ba Kích tửu, Tây Dương Sâm tửu, Hoàng Hoa tửu, rượu Hoa Cúc…rất thích hợp để dùng trong các món hầm bồi bổ cơ thể hoặc ngâm cùng các vị thuốc đông y

Bên cạnh rượu trắng truyền thống, ngày nay cũng có nhiều loại rượu được dùng trong nấu nướng như rượu vang, rượu soju, rượu hoa tiêu, rượu Mirin. Song với các món ăn Việt Nam và bạn cũng chưa biết cách nên kết hợp loại rượu nào với nguyên liệu nào cho phù hợp thì hãy sử dụng rượu trắng truyền thống nhé. Rượu trắng truyền thống là một trong những loại rượu dễ dùng và kết hợp được với rất nhiều nguyên liệu từ việc sơ chế, chế biến cho đến bảo quản.

Chọn rượu chất lượng

Chất lượng của rượu vô cùng quan trọng, nếu bạn chọn rượu có chất lượng không đảm bảo không chỉ làm mất đi hương vị thơm ngon của món ăn mà còn dễ gây ra tình trạng hư hỏng thực phẩm và nặng hơn có thể dẫn đến ngộ độc. Chính vì thế hãy lựa chọn rượu có thương hiệu uy tín, đảm bảo thời hạn sử dụng. Với Quy trình sản xuất khép kín đạt chứng nhận kiểm định an toàn, chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng chuẩn OCOP 4 sao, dòng rượu Cửu Long nhà Somo Farm là thương hiệu mà bạn hoàn toàn có thể tin dùng. Với dòng rượu truyền thống Cửu Long, bạn có thể tự tin thể hiện tài năng nấu nướng của mình với các món ăn mang hương vị đặc biệt, không thể nào quên.

Bật mí cho các bạn một bí mật chính là, bí quyết để khách hàng luôn lưu luyến các món ăn tại Farm chính là nhờ sử dụng dòng rượu trắng truyền thống Cửu Long trong suốt quá trình sơ chế, chế biến đó. Farm hy vọng rằng với những chia sẻ của mình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của rượu, đặc biệt là trong việc nấu ăn. Chúc bạn nấu được thêm nhiều món ngon trọn vị với rượu nhé.