Ý nghĩa 3 ngày Tết và những phong tục tập quán ngày Tết Việt
Tết nguyên đán chính là kỳ nghỉ lễ được tất cả mọi người mong chờ nhất trong năm. Bắt đầu một năm mới đầy thuận lợi, kết thúc một năm cũ và đặc biệt là dịp để tất cả người thân gia đình đoàn tụ trong bữa cơm ngày Tết. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa 3 ngày Tết và những phong tục tập quán của người Việt thường làm trong ngày Tết nhé!
Ý nghĩa 3 ngày Tết – Nhất định bạn phải biết
Ba ngày Tết cổ truyền Việt Nam thể hiện được giá trị “Uống nước nhớ nguồn” và “tôn sư trọng đạo” với mùng 1 – Tết cha, mùng 2 – Tết mẹ, mùng 3 – Tết thầy. Thông qua ba ngày Tết thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ mỗi chúng ta trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
Ngày mùng một tháng giêng – Tết Cha
Theo quan niệm xưa, mùng 1 Tết là quan trọng nhất. Đó chính là ngày đầu năm, khởi nguồn cho những sự khởi đầu mới. Vì vậy, mùng 1 Tết cha chính là có ý nhắc nhở hướng về nguồn cội, cúng bái tổ tiên trước sau đó là thăm hỏi gia đình bên nội, cha mẹ. Ngoài ra, vào ngày này vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ tập trung bên nội để cúng bái gia tiên, chúc Tết ông bà, cha mẹ để bày tỏ hiếu đạo và cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm.
Ngoài ra ngày mùng 1, người dân Việt Nam cũng có phong tục xông nhà. Thường gia chủ sẽ lựa chọn những người nào hợp tuổi, giúp cho gia chủ ăn nên làm ra, vạn sự như ý.
Ngày mùng hai tháng giêng – Tết Mẹ
Sau khi sum vầy bên nhà nội vào ngày mùng 1, vào ngày mùng 2 sẽ sang bên ngoại. Chúc Tết ông bà, các cô bác chú gì, lì xì và mừng tuổi, ăn với nhau những bữa ăn ấm cúng.
Đặc biệt, với những nàng dâu lấy chồng xa quê, ít có điều kiện về thăm nhà, đây là cơ hội lí tưởng để sum vầy, hàn huyên với bố mẹ đẻ và thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè sau cả một thời gian dài không gặp.
Ngày mùng ba tháng giêng – Tết Thầy
Cuối cùng là mùng 3 “Tết thầy”. Đây là ngày dành cho thầy cô, những người đã nuôi lớn chúng ta qua từng con chữ và những bài học. Sâu xa hơn, “thầy” ở đây cũng có nghĩa là những người giúp đỡ chúng ta vượt qua khó khăn, dẫn lối chúng ta trên con đường thành công.
Ngày “Tết thầy” này được xem như là “ngày Nhà giáo Việt Nam” thời xưa – khi ngày 20/11 chưa chính thức ra đời, là cơ hội để biết bao thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn đến những người “đưa đò”. Ngoài ra, đây cũng là dịp những người trẻ Việt họp lớp, giao lưu với những người bạn cũ sau một năm dài ít có cơ hội gặp gỡ.
Phong tục tập quán người việt thường làm trong ngày Tết
Gói bánh chưng, bánh tét
Chắc hẳn ai chúng chúng ta cũng biết đến sự tích bánh chưng, bánh tét Việt Nam. Theo truyền thuyết, sau khi đánh giặc Ân, Vua Hùng thứ 6 ra lệnh cho các người con dâng lễ vật lên vua, lễ vật nào đặc biệt ý nghĩa, vua sẽ truyền ngôi lại cho người đó. người con thứ 18 của Vua Hùng là Lang Liêu tính tình thuần hậu, chí hiếu không biết dâng lên cha món ăn quý hiếm nào, chỉ dâng lên cha 2 chiếc bánh ngày nay được gọi là bánh chưng và bánh dày. Đây cũng là món ăn được người cha chọn là ngon nhất, kể từ đó trở đi người dân cứ đến mỗi dịp Tết đến xuân về sẽ thường gói bánh chưng để cúng trong dịp Tết
Gói bánh chưng ngày Tết. Nguồn ảnh: Internet
Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho sự vuông vức của đất, được gói tỉ mỉ bằng lá rong, nhân bánh là đậu xanh và thịt heo được bạo bên ngoài một lớp gạo nếp. Với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm ấy vậy đã trở thành một nét văn hóa trong phong tục Tết Việt Nam cổ truyền.
Mua hoa chưng tết
Cứ vào dịp xuân về, các loài hoa đua nhau khoe sắc. Đặc biệt là hoa mai và hoa đào. Ở miền Nam người dân thường mua hoa mai về chưng tết, với sắc vàng tươi mới của hoa mai đem lại một bầu không khí Tết tràn đầy năng lượng. Ở miền Bắc người dân lại thường mua hoa đào về, đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc của Tết miền bắc, một phần hoa đào sống được ở các khu vực có khí hậu lạnh, hoa mai lại không, nên ở miền Bắc được người dân ưa chuộng mua hoa đào hơn hoa mai.
Bày mâm ngũ quả
Bày mâm ngũ quả cho dịp Tết Quý mão 2023. Nguồn ảnh: Internet
Bày mâm ngũ quả cũng là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết Việt Nam. Tùy vào mỗi vùng miền mà việc trang trí mâm ngũ quả cũng có nhiều biến thể.
Dọn dẹp nhà cửa
Dọn dẹp nhà trước Tết. Nguồn ảnh: Internet
Viếng thăm tổ tiên
Tảo mộ ngày 30 Tết. Nguồn ảnh: Internet
Cúng đêm 30 Tết
Trước khoảnh khắc giao thừa, nhà nhà đều luộc gà và chuẩn bị những món ăn ngon để cúng ông bà, tổ tiên vào đêm 30 Tết. Với ước muốn cầu mong cho một năm mới sắp đến mọi chuyện làm ăn đều thuận lợi, dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn.
Hái lộc ở chùa
Hái lộc đầu năm tại chùa. Nguồn ảnh: Internet
Xông đất
Phong tục xông đất ngày Tết của người Việt
Chúc Tết và mừng tuổi
Mừng tuổi đầu năm. Nguồn ảnh: Internet
Mừng tuổi cho người lớn tuổi và trẻ em đã trở thành một phong tục tập quán không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam. Phong tục này cũng thay cho lời chúc đến người được nhận, chúc cho một năm mới An Khang Thịnh vượng và dồi dào sức khỏe.
Trên đây là ý nghĩa 3 ngày Tết và những phong tục tập quán của người Việt, hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin thú vị dành cho bạn đọc. Somo Farm Cửu Long chúc các bạn có một năm mới vui vẻ và an lành. Chúc mừng năm mới – Quý Mão 2023.