Mang Thít: Hành trình từ Mân Thít

Theo một số tài liệu khảo cứu, tên gọi Mang Thít được xuất phát từ tên “Mân Thít”. Đa số quan điểm cho rằng “Mân Thít” có nguồn gốc từ chữ “Băng – brít” trong tiếng Khmer, có nghĩa là bến sông hay cái bình nước lớn. Nhưng cũng có nhiều người giải thích “Băng – brít” nghĩa là “lung bông Súng”, do hồi xưa nước sông chưa chảy mạnh nên hai bên bờ mọc nhiều bông Sen, bông Súng. Xuất phát từ đó, người dân nói trại thành “sông Mân Thít” hay gọi tắt là “sông Mân”. Dần dần, những người địa phương quen miệng, gọi vùng đất nơi mình sinh sống là “Măng Thít”. Về sau, xã hội dần phát triển, cách phát âm cũng dần thay đổi theo hướng đơn giản và dễ gọi hơn. Từ đó, cái tên “Mang Thít” được sử dụng và dần trở thành tên gọi chính thức của “vương quốc đỏ” ngày nay.

Trải qua nhiều đổi thay từ khi sáp nhập, thay tên, cho tới khi giải thể và hình thành lại Mang Thít, nơi đây luôn mang trong mình một màu sắc riêng biệt, hào hùng. Với bao bộn bề lo toan trong cuộc sống, những người con sông Mân năm nào vẫn luôn hào sảng – trọng tình nghĩa – đầy chí khí, hết lòng gìn giữ và phát huy nét văn hóa đặc thù riêng của miền Tây Nam Bộ.

Chính vì lẽ đó, SomoFarm Cửu Long, một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, chúng tôi khát khao được cống hiến và phục vụ, được lưu truyền và quảng bá những nét văn hóa ấn tượng và thực sự đặc trưng làm nên mảnh đất tình người MANG THÍT.